Điều trị chữa tuỷ răng – Quy trình và những điều cần biết
Các bệnh lý tủy răng là những bệnh thường gặp và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh về răng miệng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Chữa tủy răng (hay gọi là điều trị nội nha) là một quy trình lấy sạch tủy răng bị tổn thương, trám kín lại ống chứa tủy và phục hồi răng, tránh tình trạng phải nhổ bỏ răng. Vì vậy khi tủy răng gặp bất kỳ vấn đề gì cũng cần được thăm khám và điều trị ngay.
Tổng quan về tủy răng
Để hiểu về điều trị nội nha và chữa tủy răng, cần biết đôi điều về giải phẫu của răng. Bên trong răng, dưới lớp men trắng là một lớp cứng gọi là ngà răng, là một mô mềm gọi là tủy răng. Tủy răng chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết và tạo ra các mô cứng xung quanh của răng trong quá trình phát triển.
Tủy răng kéo dài từ thân răng đến đầu chân răng, nơi nó kết nối với các mô xung quanh chân răng. Tủy răng rất quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của răng. Tuy nhiên, một khi răng đã trưởng thành hoàn toàn, nó có thể tồn tại mà không cần đến tủy răng, vì răng tiếp tục được nuôi dưỡng bởi các mô xung quanh nó.
Chữa tủy răng là gì?
Mỗi răng trên cung hàm đều được nuôi dưỡng bởi 1 hệ thống mạch máu và thần kinh gọi là tủy răng. Khi hệ thống này bị tổn thương do sự xâm nhập của vi khuẩn (từ sâu răng hay nướu xung quanh răng) hoặc do chấn thương sẽ gây ra những cơn đau nhức khó chịu, sưng hay nhiễm trùng. Các tình trạng sâu răng với lỗ sâu lớn, chấn thương răng, viêm nha chu đã lan đến tủy khiến cho viêm tủy, chết tủy, không thể hồi phục. Khi này chúng ta cần điều trị tủy răng.
Làm sao để biết bạn cần chữa tủy răng?
Điều trị chữa tủy là cần thiết khi tủy răng, mô mềm bên trong ống tủy bị viêm hoặc nhiễm trùng. Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng có thể do nhiều nguyên nhân: sâu răng gây ra tình trạng bị hỏng răng, chấn thương răng có thể gây tổn thương tủy răng ngay cả khi răng không có vết nứt hoặc vụn. Nếu tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng tủy không được điều trị, nó có thể gây đau nhức kéo dài hoặc dẫn đến áp xe.
Một số trường hợp cần chữa tuỷ răng có thể kể đến
– Những chiếc răng bị mẻ, vỡ lớn hoặc sâu răng làm lộ tủy, viêm tủy, nhiễm trùng trong xương.
– Răng bị đau, nhói khi nhai hoặc nhạy cảm với thức ăn nóng lạnh.
– Răng đau nhức liên tục, lan đến đầu và khi tủy răng đã chết.
– Xuất hiện mủ trắng ở lợi gần chân răng và tái đi tái lại nhiều lần gây hôi miệng.
Khi răng gặp phải một trong những vấn đề trên cần phải tiến hành điều trị tủy sớm để tránh tình trạng đau nhức và chết tủy răng.
Chữa tủy răng có đau không?
Chữa tủy răng là một kỹ thuật nha khoa tân tiến, được đảm bảo bằng các máy móc nha khoa hiện đại cùng với trình độ phẫu thuật cao của các chuyên gia nha khoa. Với kỹ thuật và thuốc gây mê hiện đại, hầu hết bệnh nhân cho biết họ cảm thấy thoải mái trong quá trình phẫu thuật.
Trong vài ngày đầu sau khi điều trị, răng của bạn có thể cảm thấy nhạy cảm, đặc biệt là nếu bị đau hoặc nhiễm trùng trước khi làm thủ thuật. Cảm giác khó chịu này có thể thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau được kê theo đơn. Hãy chú ý tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Quy trình điều trị tủy răng không đau như thế nào tại Nha Khoa Pari’s
Bước 1 – Thăm khám và xác định tình trạng tủy răng: Bác sĩ sẽ căn cứ vào việc đánh giá tổng quan và xem kết quả từ máy chụp X-quang để xác định chi tiết tình trạng viêm tuỷ của bệnh nhân, từ đó đưa ra tư vấn phù hợp.
Bước 2 – Gây tê cục bộ: Giúp bệnh nhân không cảm thấy đau buốt trong và sau khi vừa thực hiện lấy tủy răng, đồng thời giúp bệnh nhân ổn định tâm lý.
Bước 3 – Đặt đế cao su: Đặt đế cao su ngăn cách khu vực điều trị tuỷ răng với những khu vực lân cận, tránh sự xâm nhập của nước bọt vào khu vực đang điều trị.
Bước 4 – Mở ống tủy, hút sạch tủy viêm: Bác sĩ sẽ dùng mũi khoan và các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để lấy tủy hỏng ra khỏi buồng tuỷ.
Bước 5 – Tạo hình lại cho ống tuỷ: Sau khi làm sạch phần tủy hỏng trong răng, bác sĩ sẽ tạo lại hình ống tủy.
Bước 6 – Trám bít: Dùng vật dụng nha khoa trám bít lại hố lấy tủy để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Hoặc nếu có kinh phí thì có thể chọn điều trị tủy răng bọc sứ.
Bước 7 – Tái khám theo chỉ dẫn: Tái khám theo lịch của bác sĩ để kiểm tra xem răng đã ổn định hay chưa, có phát sinh vấn đề gì không. Đồng thời bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về chăm sóc và vệ sinh răng tại nhà.
Mẹo chăm sóc răng sau chữa tủy
Để chiếc răng mới được chữa tủy mau chóng phục hồi, một số chăm sóc và theo dõi sau đây sẽ giúp bạn bảo vệ và giữ độ bền cho chiếc răng đã được điều trị tủy:
-
Tránh ăn nhai vài giờ trên răng sau khi điều trị tủy răng, tránh làm bong tróc chất hàn trên răng. Bạn có thể ăn nhai trở lại bình thường khi răng chữa tủy đã được bảo vệ bởi chụp mão răng.
-
Nếu bạn cần hẹn 2 buổi điều trị tủy thì nên ăn thức ăn mềm tránh tạo áp lực cho răng đang trong quá trình chữa tủy.
-
Chải răng nhẹ nhàng, kết hợp sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn được kê đơn từ bác sĩ.
-
Tái khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để kiểm tra vùng răng trám, mão sứ và giữ gìn vệ sinh răng miệng.
-
Định kỳ 6 tháng/lần giữ vệ sinh răng miệng với cạo vôi răng.