Dịch Vụ

Nhổ Răng Khôn

Paris Bình Dương 22/06/2023

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 thường mọc khá trễ, không chỉ không có công dụng cơ bản là nhai nghiền thức ăn mà đôi khi nó khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Nhổ răng khôn là giải pháp chấm dứt cơn đau và ngăn ngừa biến chứng được nhiều người lựa chọn. Hơn nữa, răng nằm sâu bên trong hàm nên không mang ý nghĩa thẩm mỹ cao, hơn nữa còn có thể gây xô lệch mất thẩm mỹ.

Răng khôn là gì?

Răng khôn xuất hiện trong độ trưởng thành, thường thấy nhất là những người đang ở độ tuổi từ 17 đến 21 tuổi. Đôi khi, răng khôn cũng có thể mọc muộn hơn, khoảng ngoài 30 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo những thống kê đánh giá ban đầu về răng khôn thì các chuyên gia khuyến nghị nên thực hiện nhổ răng khôn trong độ tuổi khoảng từ 16 đến 19 tuổi. Đây là lứa tuổi lý tưởng để nhổ bỏ chiếc răng khôn phiền toái và ít có khả năng xảy ra các biến chứng sau đó. Răng khôn sẽ khó lấy ra do xương trong miệng trở nên cứng hơn khi bạn già đi.

Thông thường, răng khôn sẽ mọc là những chiếc răng cuối cùng mọc lên và vị trí của nó là ở phía sau nướu . Mọi người hầu hết đều có 4 chiếc răng khôn và 4 chiếc răng khôn này sẽ mọc ở bốn góc trong cùng trên cung hàm. Răng khôn mọc vào thời điểm những chiếc răng khác đã phát triển hoàn thiện, và những chiếc răng ấy đã chiếm hết vị trí trên hàm, vì thế dường như trong khoang miệng chúng ta sẽ không có đủ chỗ cho những chiếc răng khôn mọc muộn này. Bởi vậy mà răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc ngược, gây ra những vấn đề xấu cho sức khỏe răng miệng của bạn.

Nho Rang Khon

Răng khôn có gây ảnh hưởng gì không?

Phần lớn răng khôn thường mọc lệch, thời gian dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người, cụ thể:

  • Nhiễm trùng lợi: Sự tích tụ lâu ngày của thức ăn và vi khuẩn trong răng khôn gây nên nhiễm khuẩn vùng lợi xung quanh. Vùng lợi bị viêm nhiễm sẽ sưng, đau và người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng sốt, hôi miệng và ức chế hoạt động của răng miệng.

  • Sâu răng và viêm nha chu: Do răng nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó trong việc chải răng và vệ sinh thức ăn, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn tích tụ lâu ngày làm cho răng khôn bị sâu và lây sang răng bên cạnh (răng số 7). Đồng thời, thức ăn và mảng bám tích tụ lâu ngày là nguyên nhân của bệnh viêm nha chu.

  • Khít hàm: Do ngày nay có hiện tượng kém phát triển của khung xương hàm nên khi mọc răng khôn sẽ gây tình trạng sưng nhiều vùng góc hàm gây khó há ngậm miệng, khó ăn nhai và cử động hàm rất đau.

  • Hủy hoại xương hàm và hàm răng: Răng khôn mọc lệch và xô lấn sang các răng bên cạnh, đặc biệt là răng số 7. Răng số 8 có khả năng đâm thủng răng số 7, bạn phải nhổ bỏ cả răng khôn và răng số 7 gây ảnh hưởng đến chức năng nhai. Thậm chí, trường hợp răng khôn không được xử lý triệt để sẽ làm nhiễm trùng lan đến mang tai, má, mắt, cổ,… gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi nào nên nhổ và không nên nhổ răng khôn?

Bạn nên suy nghĩ ngay đến việc thăm khám nha sĩ và loại bỏ răng khôn khi bắt đầu cảm thấy khó chịu do tình trạng răng số 8 mọc lệch.

Trường hợp nên nhổ

  • Răng số 8 mọc lệch dẫn đến đau nhức cho răng bên cạnh và làm chức năng ăn nhai bị suy giảm.

  • Tổn thương xương hàm do u nang quanh răng số 8.

  • Răng khôn mọc nghiêng làm toàn bộ khuôn hàm bị xô lệch.

  • Xảy ra viêm nhiễm ở các mô mềm sau chân răng.

  • Giữa răng khôn và răng kế bên tạo thành khe giắt.

  • Viêm nha chu hoặc răng số 8 bị sâu.

  • Răng số 8 dị dạng, nhỏ, gây tình trạng răng bên cạnh bị nhồi nhét thức ăn.

Dich Vu Nho Rang Khon

 
Dich Vu Nho Rang Khon 1

Trường hợp không nên nhổ

  • Răng số 8 mọc thẳng hàng và khớp với hàm răng trên.

  • Răng số 8 xuất hiện không làm hỏng răng số 7.

  • Hình dạng của răng khôn là không đáng ngại.

  • Mắc các bệnh mạn tính: chứng đông máu, thần kinh, đái tháo đường, huyết áp, bệnh tim,…

  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Người bệnh thường khá khó khăn trong việc quyết định có nên loại bỏ răng số 8 hay không. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến từ bác sĩ về tình trạng của chiếc răng số 8 của mình để có được sự tư vấn thích hợp

Răng khôn vì sao cần phải nhổ bỏ?

Răng khôn là răng số 8, thường mọc ở vị trí sau cùng trên hàm khi chúng ta khoảng 18-25 tuổi. Răng khôn mọc lệch là tình trạng nhiều người gặp phải hiện nay. Hướng răng mọc không đúng không chỉ gây nên những cơn đau đớn, khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng:

– Gây sốt, viêm sưng nướu: Răng khôn mọc thường có biểu hiện sốt, sưng nướu khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. 

– Gây sâu răng, ảnh hưởng tới các răng kế cận do răng khôn mọc lệch gây nên sự khó khăn, bất tiện trong quá trình vệ sinh răng miệng. Từ đó, răng rất dễ mắc phải một số bệnh lý như sâu răng, viêm nướu…

 – Gây xô lệch hàm răng do răng mọc lệch tác động làm các răng khác bị xiêu vẹo, nghiêng ngả theo.

– Hàm răng bị xô lệch còn có thể dẫn tới tình trạng sai lệch khớp cắn, mất cân đối khuôn mặt.

Những điều lưu ý khi nhổ răng khôn

– Sau khi thuốc tê hết tác dụng, bệnh nhân sẽ cảm thấy ê đau ở vị trí vết thương vừa nhổ răng. 

– Nếu bệnh nhân nhả cục bông/gạc sớm, máu có thể sẽ rỉ thêm vài tiếng đồng hồ. Vì vậy, cần giữ miếng bông/gạc cho đến khi ngưng chảy máu hẳn.

– 2 – 3 ngày sau tiểu phẫu, răng miệng của bệnh nhân sẽ sưng lên do tình trạng máu đông tích tụ. Bệnh nhân có thể sử dụng đá lạnh để chườm ngoài vết thương. Khi máu đông tan dần thì sẽ hết tình trạng sưng tấy.

– Cần tuân thủ đúng những hướng dẫn vệ sinh, sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sĩ, không tự ý dùng các thuốc giảm đau, kháng sinh mua ở ngoài. 

– Không súc miệng bằng nước muối vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.

– Không khạc nhổ trong vòng 6 giờ đầu sau phẫu thuật.

– Không dùng lưỡi hoặc các dụng cụ khác khều vào vị trí nhổ răng.

– Không ăn nhai ở vị trí răng mới nhổ, tránh làm vỡ cục máu đông và thức ăn nhét vào ổ răng. Chỉ nên dùng thức ăn mềm như cháo và uống nhiều nước.

– Nghỉ ngơi và không dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cho đến khi vết thương lành hẳn. 

– Nếu đã áp dụng các biện pháp cầm máu nhưng sau 24h máu vẫn chảy thì cần đến gặp bác sĩ để tái khám và điều trị ngay.

icon icon