Điều trị nha chu – Phương pháp điều trị hiệu quả
Bệnh nha chu thường hay bị bỏ qua vì tâm lý chủ quan nên vô tình tạo cơ hội cho bệnh trở nên trầm trọng, bị tổn thương xương hàm khiến chức năng nhai gặp khó khăn. Điều trị nha chu rất phổ biến của vùng răng miệng, hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất răng ở người lớn
Bệnh viêm nha chu là gì?
Nha chu là một tổ chức xung quanh răng bao gồm nướu (lợi), xương ổ răng, hệ thống dây chằng, có chức năng chống đỡ và giữ chắc răng trong xương hàm.
Viêm nha chu, còn gọi là bệnh nướu răng, là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm xung quanh răng. Nếu không điều trị, viêm nha chu có thể phá hủy xương nâng đỡ răng của bạn. Điều này có thể khiến răng bị lung lay hoặc dẫn đến mất răng.
Diễn biến của bệnh nha chu có 2 giai đoạn cơ bản là viêm nướu và viêm nha chu. Đây là một bệnh phổ biến, nguy hiểm nhưng lại dễ dàng ngăn chặn và phòng ngừa.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu là gì?
Nguyên nhân gây bệnh nha chu
Nguyên nhân chính gây ra bệnh nha chu là do vệ sinh răng miệng kém làm tồn đọng mảng bám vi khuẩn lâu ngày xung quanh nướu, nướu răng bị viêm nhiễm. Các mảng bám này dần dần bị vôi hóa thành cao răng, khiến nướu viêm nặng hơn rồi chuyển sang giai đoạn viêm nha chu.
Ngoài ra, nguyên nhân khác gây bệnh nha chu là gì? Đó chính là sự tác động của các yếu tố:
– Thay đổi nội tiết làm tăng sự nhạy cảm của nướu và tăng nguy cơ bị viêm lợi.
– Một số loại bệnh: ung thư, suy giảm hệ thống miễn dịch, đái tháo đường,… tăng nguy cơ nhiễm trùng, nhất là bệnh nha chu.
– Thuốc: một số loại thuốc làm giảm lưu lượng nước bọt trong khi bản thân nước bọt lại rất cần để bảo vệ răng và nướu. Các loại thuốc này gồm: chống đau thắt ngực, chống co giật,… Việc dùng thuốc dễ khiến cho mô nướu phát triển bất thường.
– Tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý răng miệng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu
Các dấu hiệu viêm nha chu dễ nhận biết là:
-
Vôi răng, cao răng đóng thành mảng ở cổ răng.
-
Sưng nướu, lợi.
-
Chảy máu ở lợi, nướu, đặc biệt là khi chải răng hoặc nhai thức ăn.
-
Đè vào vùng nướu, lợi bị sưng có thể thấy dịch mủ chảy ra.
-
Hôi miệng.
-
Khi nhai thức ăn thấy răng không bình thường, răng bị lung lay.
-
Răng thưa do bị di lệch.
Điều trị viêm nha chu như thế nào?
Điều trị khẩn cấp viêm nha chu
Điều trị khẩn cấp viêm nha chu khi xuất hiện khối áp xe ở vùng nướu lợi bị hoặc lớp niêm mạc bị viêm. Sờ vào ổ áp xe thấy đau (có thể nhiều hoặc ít), lớp niêm mạc sưng đỏ.
Điều trị thường là dùng thuốc kháng sinh và chống viêm, tuy nhiên đây chỉ là phương pháp tạm thời, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính và theo chu kỳ tái phát cấp tính.
Điều trị viêm nha chu không phẫu thuật
Tùy vào tình trạng viêm nha chu, bác sẽ xử lý như sau:
-
Bôi thuốc chống viêm và sát khuẩn vùng nướu, lợi bị viêm, sưng.
-
Lấy vôi răng, cao răng.
-
Kiểm tra các miếng trám răng, chỉnh sửa hoặc thay thế miếng trám. Phục hình những răng đã trám không đúng kỹ thuật hoặc tạm thời.
-
Cố định những răng lung lay.
-
Nhổ răng đối với những răng không thể giữ được.
Điều trị phẫu thuật với bệnh nha chu
Điều trị phẫu thuật bệnh nha chu chỉ được thực hiện trong trường hợp đã điều trị các biện pháp khác nhưng không hiệu quả, gồm các kỹ thuật sau:
-
Phẫu thuật bỏ túi nha chu: Bác sĩ tiến hành làm giảm kích thước của túi nha chu nhằm tạo thuận lợi để làm sạch các mảng bám có chứa vi khuẩn trên răng.
-
Phẫu thuật tái tạo: Túi nha chu được tạo thành do mô và xương nha chu bị phá hủy. Khi các túi này trở nên sâu hơn do phá hủy thêm nhiều mô và xương nha chu, sẽ khiến cho nhiều răng bị lung lay. Mô và xương nha chu có thể được tái tạo sau khi phẫu thuật cắt bỏ túi nha chu.
-
Phẫu thuật ghép mô mềm: Viêm nha chu làm tụt lợi và bộc lộ chân răng. Khi đó, phẫu thuật ghép mô mềm được thực hiện nhằm hạn chế tình trạng tụt lợi và phục hồi tổ chức xung quanh răng. Phẫu thuật ghép mô mềm có thể được thực hiện ở một hoặc nhiều răng, có tác dụng làm giảm ê buốt, đồng thời đảm bảo thẩm mỹ đường viền nướu.
Điều trị duy trì bệnh viêm nha chu
Điều trị bệnh nha chu cần được duy trì khi bệnh đã ổn định. Thăm khám định kỳ, thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện, phòng trường hợp bệnh tái phát hoặc tiến triển.
Phòng ngừa bệnh nha chu
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nha chu là tuân thủ tốt vệ sinh răng miệng nên bắt đầu sớm và thực hành nhất quán trong suốt cuộc đời.
-
Vệ sinh răng miệng tốt. Điều đó có nghĩa là đánh răng trong hai phút ít nhất hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng sẽ làm sạch các mảng thức ăn và vi khuẩn.
-
Khám răng thường xuyên. Gặp nha sĩ hoặc vệ sinh răng miệng, lấy mảng bám/cao răng ít nhất 6 đến 12 tháng một lần. Nếu có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị viêm nha chu như khô miệng, uống một số loại thuốc hoặc hút thuốc, đối với những đối tượng này thường được khuyên đến khám răng miệng và vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn bởi bác sĩ nha khoa.
>>>Viêm nha chu là một bệnh phổ biến nhưng có thể phòng ngừa được. Nếu bạn đang gặp một trong số những dấu hiệu bệnh trên hãy đến khám tại Nha Khoa Pari’s. Chúng tôi có những chuyên gia đầu ngành về nha chu sẽ chăm sóc và điều trị tốt nhất cho sức khỏe răng miệng của bạn.